Vai trò của omega-3 với trí tuệ và sức khỏe

Cấu tạo của não người có tới 60% là acid béo, trong số đó DHA chiếm một số lượng khá lớn. Omega-3 cần thiết cho phát triển hoàn thiện chức năng nhìn của mắt, cho sự phát triển hoàn hảo hệ thần kinh. Những acid béo không no cần thiết này cơ thể chúng ta không tự tổng hợp được mà phải đưa vào từ nguồn thực phẩm.

Omega-3 là một loại acid béo không no có trong thành phần của chất lipid (chất béo). Người ta nói nhiều đến nhóm acid béo omega-3 bởi nó là tiền chất của DHA (chữ viết tắt của docosahexaenoic acid) và EPA (viết tắt của eicosapentaenoic acid).

Docosahexaenoic (DHA) là acid béo không no cần thiết thuộc nhóm acid béo Omega3, ngoài ra còn có các tiền tố DHA đó là Acid béo alpha-linolenic (ALA). Các acid béo thuộc nhóm omega-3, còn phải kể đến acid béo không no omega-6 (Arachidonic acid-AA). Những acid béo không no cần thiết này cơ thể chúng ta không tự tổng hợp được mà phải đưa vào từ nguồn thực phẩm.

Cấu tạo của não người có tới 60% là acid béo, trong số đó DHA chiếm một số lượng khá lớn. Omega-3 cần thiết cho phát triển hoàn thiện chức năng nhìn của mắt, cho sự phát triển hoàn hảo hệ thần kinh. Người trưởng thành DHA có tác dụng giảm cholesterol toàn phần, giảm triglyceride máu, giảm LDL-cholesterol (cholesterol xấu) giúp dự phòng xơ vữa động mạch, bệnh nhồi máu cơ tim. Omega3 có tác dụng giảm rối loạn nhịp tim nên những người bị nhồi máu cơ tim khi bổ sung dầu cá sẽ làm giảm nguy cơ bị nhồi máu cơ tim tái phát. Ăn cá 1 - 2 lần mỗi tuần cũng làm giảm nguy cơ bị đột quỵ (hay còn gọi là tai biến mạch máu não). Nếu thiếu DHA trong quá trình phát triển trẻ sẽ có chỉ số thông minh IQ thấp. Trẻ được bú sữa mẹ và chế độ ăn đủ DHA có chỉ số IQ cao hơn 8,3 điểm và tỷ lệ chậm phát triển hệ thần kinh giảm.

Nhu cầu DHA cho trẻ Việt Nam hiện nay chỉ đáp ứng khoảng 35% – 50%, chỉ ở mức thiếu, không thừa. Khuyến cáo về DHA của FAO/WHO đối với trẻ sơ sinh (0 – 12 tháng tuổi) là 17 mg/100 kcal và đối với trẻ từ 1- 6 tuổi 75 mg/ngày. Nếu bổ sung thừa DHA cho trẻ cũng không tốt vì có nguy cơ gây tổn thương tế bào. Thực phẩm giàu DHA cho trẻ em chủ yếu là trứng và cá. Các bà mẹ cho con bú cũng có thể bổ sung những loại thực phẩm: trứng, cá, tôm, cua,…để đủ dinh dưỡng cho con bú. Một quả trứng luộc: 19 mg, 2 miếng thịt gà: 37 mg; 12 con tôm hấp: 96 mg; 100 g cá ngừ đóng hộp: 535 mg.

Với thai nhi: Chế độ ăn trước và trong khi có thai của bà mẹ rất quan trọng đối với tình trạng dự trữ các acid béo không no cần thiết cho thai nhi, đặc biệt trong 3 tháng cuối để phát triển hệ thần kinh và mạch máu .

Trẻ đẻ non và sơ sinh bình thường đòi hỏi phải cung cấp đủ DHA bởi chúng không có khả năng chuyển tiền tố DHA từ dầu thực vật, hay các thức ăn thay thế sữa mẹ khác sang DHA. Sữa mẹ cung cấp đủ EFAs cho trẻ, vì vậy việc cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ và cho con bú kéo dài tới 24 tháng là rất quan trọng. Sau sinh từ 40-45 ngày DHA trong sữa mẹ chiếm 0,3% AA:0,4% và DPA:0,2%. 


Tham khảo tỷ lệ và hàm lượng acid béo có trong thực phẩm sau đây:

Tỷ lệ acid béo không no trong 100g dầu ăn và quả có chất béo

Trong 100 gam dầu ăn/quả có chất béo

Acid béo không no 1 nối đôi (Oleic)

Tỷ lệ (%)

Acid béo không no 2 nối đôi (Linoleic = omega-6)

Tỷ lệ  (%)

Acid béo không no có 3 nối đôi (Linoleic=omega-6)

Tỷ lệ (%)

Quả bơ

60

18

0

Dầu dừa

7

2

0

Dầu ngô

30

50

2

Dầu olive

72

11

1

Dầu cọ

43

8

0

Dầu lạc

49

29

1

Dầu hạt cải

54

23

10

Dầu đậu tương

25

52

7

Dầu hướng dương

33

52

0

Hàm lượng các acid béo Omega-3 trong một số loại cá và hải sản

Trong 100g thực phẩm ăn được

Lipid (g)

 

Acid béo n-3 (EPA + DHA) (g)

Cá chép

5,6

0,3

Cá trích

13,9

1,7

Cá thu

13,9

2,5

Cá nhám

1,9

0,5

Cá hồi

5,4

1,2

Cua

0,8

0,3

Tôm

1,1

0,3

Mực

1,0

0,2

Ths. Bs. Nguyễn Văn Tiến

Trung tâm Giáo dục Truyền thông dinh dưỡng - Viện Dinh dưỡng Quốc gia