Vai trò của Acid folic

Vai trò của Acid folic với cơ thể

Folate là thuật ngữ chung để chỉ vitamin tan trong nước (vitamin B9) và bao gồm folate có trong thực phẩm tự nhiên và dạng acid folic có trong các sản phẩm bổ sung và thực phẩm tăng cường.

Vitamin B9 (acid folic và folate) cần thiết cho nhiều chức năng của cơ thể:

  • Folate tham gia vào quá trình phát triển và phân chia tất cả các loại tế bào của người, động vật, thực vật và vi khuẩn.

  • Folate tham gia tạo các chất dẫn truyền thần kinh ở não.

  • Folate đặc biệt quan trọng trong việc hỗ trợ phân chia tế bào phát triển nhanh và tăng trưởng, ví dụ như trẻ nhũ nhi và phụ nữ có thai.

  • Folate cần thiết để sản xuất tế bào hồng cầu khỏe mạnh và ngăn ngừa bệnh thiếu máu.


Nhu cầu về folate được xác định dựa theo nhóm tuổi, giới tính, tình trạng sinh lý.

Dinh dưỡng đầy đủ folate rất quan trọng cho tất cả phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ vì ống thần kinh bắt đầu đóng 21 ngày sau khi thụ thai và được hoàn thành vào ngày 28, là thời giannhiều phụ nữ thậm chí chưa nhận thức được rằng họ đang mang thai. Khoảng 70% các khiếm khuyết này có thể tránh được bằng cách uống bổ sung acid folic để có được tình trạng folate đầy đủ trước khi thụ thai. Phụ nữ có chế độ ăn đa dạng cũng khó có đủ folate (400µg/ngày) để phòng chống dị tật ống thần kinh, trừ khi chú ý đặc biệt tới nguồn acid folic tổng hợp.

Bảng Nhu cầu Acid folic khuyến nghị
(Theo sách Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam, 2007)

 
Bệnh lý

Hậu quả của thiếu và tiêu thụ quá nhiều acid folic

Thiếu acid folic:

  • Thiếu folate ở phụ nữ có thai gây tổn thương ống tuỷ sống, dò dịch não tuỷ hoặc không có não ở trẻ sơ sinh.

  • Thiếu folate gây tình trạng thiếu máu đa sắc hồng cầu to, viêm miệng lưỡi, chậm phát triển thể chất và có thể có những rối loạn về tinh thần.

Thừa acid folic:

Không có ảnh hưởng phụ nào liên quan tới tiêu thụ quá nhiều folat từ thức ăn mà các ảnh hưởng phụ chỉ xảy ra khi sử dụng quá liều thuốc bổ sung acid folic có liên quan đến hệ thần kinh, đặc biệt ở các đối tượng bị thiếu vitamin B12, do chậm phát hiện thiếu vitamin B12.