Tài liệu nghiên cứu
Chưa có dữ liệu!
Nghiên cứu sản xuất sản phầm giàu Axit amin và vi chất phòng chống thiếu máu cho phụ nữ có thai
Tác giả: Nguyễn Thị Hồng Minh, Nguyễn Thị Thùy Ninh
Từ khóa: thiếu máu, phụ nữ có thai, vitamin, khoáng chất, axit amin.
Tóm tắt: Nghiên cứu sản xuất viên bổ sung sắt, kẽm, vitamin C, axit folic và axit amin cho phụ nữ có thai. Nguyên liệu được chọn để sản xuất là premix đặt tại công ty DSM, đạm đậu tương của Mỹ và... Chi tiết

Nghiên cứu sản xuất viên bổ sung sắt, kẽm, vitamin C, axit folic và axit amin cho phụ nữ có thai. Nguyên liệu được chọn để sản xuất là premix đặt tại công ty DSM, đạm đậu tương của Mỹ và Whey Protein Concentrate. Nguyên liệu sau khi xát hạt được sấy làm 2 giai đoạn: giai đoạn 1: 400C trong 6h và giai đoạn 2: 450C trong 5h. Hạt sau khi sấy đạt độ ẩm 3%, với lực dập viên 1,9 tấn sẽ cho viên có chất lượng tốt. Sau khi sản xuất, sản phẩm có hàm lượng axit amin đạt 40% khối lượng viên, hàm lượng vitamin và khoáng chất theo liều dùng (2 viên/ngày) đáp ứng 70 – 100% nhu cầu của phụ nữ có thai. Theo dõi thử nghiệm lâu dài và lão hóa cấp tốc trong 6 tháng, ngoại suy thời hạn sử dụng sản phẩm 24 tháng.

Tạp chí Dinh dưỡng & thực phẩm- Tập 07 - số 1 - Tháng 05 năm 2011

Hiệu quả của bổ sung viên sắt Safe có chứa đường difructose anhydrate III DFA III trên nữ công nhân từ 20 đến 40 tuổi
Tác giả: Vũ Thị Thu Hiền, Lê Thị Hợp, Lê Danh Tuyên
Từ khóa: thiếu máu thiếu sắt, sắt pyrophosphate, đường Difructose Anhydrate III.
Tóm tắt: Nghiên cứu được triển khai trong năm 2007 nhằm đánh giá hiệu quả của viên sắt py-rophosphate (SaFe) có chứa đường Difructose Anhydrate III (DFA III) với cải thiện thiếu máu thiếu sắt... Chi tiết

Nghiên cứu được triển khai trong năm 2007 nhằm đánh giá hiệu quả của viên sắt py-rophosphate (SaFe) có chứa đường Difructose Anhydrate III (DFA III) với cải thiện thiếu máu thiếu sắt (TMTS). 126 nữ công nhân may 20-40 tuổi đủ tiêu chuẩn được chọn vào 3 nhóm nghiên cứu: uống viên SaFe có chứa DFA III, uống viên sắt sunfat FeSO4 và nhóm chứng uống viên placebo hàng ngày trong vòng 6 tháng. Đánh giá hiệu quả cải thiện TMTS tại các thời điểm: trước can thiệp (TO), sau 2 tháng (T2), sau 4 tháng (T4), sau 6 tháng (T6), với các chỉ tiêu: Hemoglobin (Hb), Ferritin huyết thanh (SF), Transferin Receptor (TfR), và lượng sắt trong cơ thể (BI: Body iron). Kết quả cho thấy: cả nhóm SaFe + DFA III và nhóm FeSO4 đều tăng Hb, SF, BI và giảm TfR từ T0 đến T6 (p<0,05), trong khi không có sự thay đổi tương tự ở nhóm chứng. Nhóm SaFe + DFAIII có hiệu quả cải thiện TMTS cao hơn và tỷ lệ tác dụng phụ ít hơn so với nhóm FeSO4. Vì vậy, viên sắt SaFe + DFA III là chế phẩm tiềm năng để điều trị và dự phòng TMTS tại cộng đồng.

Tạp chí Dinh dưỡng & thực phẩm- Tập 08 - số 2 - Tháng 06 năm 2012

Gạo DT39 Quế Lâm có tiềm năng phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng đối với con người
Tác giả: Đào Thị Thanh Bằng, Lê Thị Hợp, Nguyễn Hồng Lam
Từ khóa: Chọn giống đột biến, giống lúa DT39 Quế Lâm, lương thực chức năng, dinh dưỡng, vi chất dinh dưỡng (sắt, kẽm)
Tóm tắt: Giống lúa DT39 Quế Lâm được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận là giống mới năm 2013. Đây là kết quả nghiên cứu của Viện Di truyền Nông nghiệp sử dụng phương pháp chiếu xạ... Chi tiết

Giống lúa DT39 Quế Lâm được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận là giống mới năm 2013. Đây là kết quả nghiên cứu của Viện Di truyền Nông nghiệp sử dụng phương pháp chiếu xạ tia gamma nguồn Cobalt 60 liều 200Gy trên đối tượng giống lúa Bắc Thơm 7. Giống lúa DT39 Quế Lâm (chất lượng, năng suất cao, kháng bệnh bạc lá khá vào vụ mùa), đặc biệt có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn giống gốc (Bắc Thơm 7): amyloze 17,8%; protein 9,1%; hàm lượng vi chất dinh dưỡng cao: sắt gấp đôi so với đối chứng, gấp ba so với gạo Thái lan và loại gạo thông thường; kẽm và magie cao. Theo đánh giá của Tổ chức Nông lương Thế giới FAO, hiện nay ba tỷ người trên thế giới đang bị thiếu hụt một hoặc một vài loại vi chất dinh dưỡng. Sự thiếu hụt vi chất dinh dưỡng hay gọi là “đói tiềm ẩn” là khi người ta đủ các loại chất đa lượng (cac-bon, protein và chất béo) nhưng không đủ vi chất dinh dưỡng (vitamin, khoáng) cho nhu cầu tổi thiểu của sức khỏe con người, có thể là 1 trong các nguyên nhân hạn chế việc phát triển toàn năng, sức khỏe và trí tuệ con người. Vì vậy, việc chọn tạo thành công giống lúa mới DT39 Quế Lâm có hàm lượng vi chất dinh dưỡng cao rất có lợi, nhất là đối với phụ nữ độ tuổi sinh đẻ, tiền mãn kinh và trẻ em đang ở độ tuổi phát triển là rất có ý nghĩa quan trọng trong việc bổ sung vào bữa ăn hàng ngày theo cách tự nhiên.

Tạp chí Dinh dưỡng & thực phẩm- Tập 10 - số 1 - Tháng 04 năm 2014

Nghiên cứu công thức-bổ sung iốt vào hạt nêm, góp phần cải thiện tình trạng thiếu hụt iốt trong cộng đồng
Tác giả: Tạ Thị Lan, Đỗ Thị Ngọc Diệp, Trần Bích Vân, Phạm Ngọc Oanh, Vũ Tiến Dũng và cộng sự
Từ khóa: thiếu iốt, hạt nêm bổ sung iốt
Tóm tắt: Hiện nay người dân sử dụng rất nhiều các loại gia vị mặn khác ngoài muối để chế biến thức ăn như hạt nêm không có iốt, là một trong những nguyên nhân khiến cho tình trạng thiếu hụt iốt gia... Chi tiết

Hiện nay người dân sử dụng rất nhiều các loại gia vị mặn khác ngoài muối để chế biến thức ăn như hạt nêm không có iốt, là một trong những nguyên nhân khiến cho tình trạng thiếu hụt iốt gia tăng.

Mục tiêu
: thiết kế công thức và xây dựng qui trình sản xuất hạt nêm có bổ sung iốt.

Kết quả
: đề tài đã nghiên cứu trên một số công thức thí nghiệm khác nhau và nhận thấy công thức bổ sung 10g KIO3/100kg nguyên liệu (tương đương 59,3mg iốt/kg hạt nêm) trộn với tỉ lệ dung dịch phun sương 3,3%, thời gian trộn 3 phút và nhiệt độ máy sấy tại khu vực đầu vào, trung tâm, đầu ra tương ứng là 600C - 900C - 60 0C trong thời gian 10 phút đảm bảo chất lượng về cảm quan, độ ẩm, hàm lượng iốt và chỉ tiêu vi sinh.

Kết luận
: Nghiên cứu thành công công thức và qui trình sản xuất hạt nêm có bổ sung iốt góp phần cải thiện tình trạng thiếu iốt trong cộng đồng.

Tạp chí Dinh dưỡng & thực phẩm- Tập 10 - số 2 - Tháng 07 năm 2014
Nghiên cứu sản xuất bột ăn liền giàu protein, canxi, vitamin D cho phụ nữ có thai.
Tác giả: Nguyễn Thị Hồng Minh, Nguyễn Thị Thanh Thủy, Phạm Tuấn Anh
Từ khóa: đậu tương, protein, canxi, vitamin D, phụ nữ có thai.
Tóm tắt: Bột ăn liền giàu protein có tác dụng tốt cho phụ nữ có thai được sản xuất từ đậu tương, canxicacbornat, vitamin D3 và một số nguyên liệu phụ khác. Sử dụng đậu tương giống DT58 được sấy ở... Chi tiết

Bột ăn liền giàu protein có tác dụng tốt cho phụ nữ có thai được sản xuất từ đậu tương, canxicacbornat, vitamin D3 và một số nguyên liệu phụ khác. Sử dụng đậu tương giống DT58 được sấy ở 110 độ C trong 110 phút, rang ở 120 độ C trong 70 phút, sau đó được tách vỏ, nghiền mịn. Bột đậu tương được phối trộn với các nguyên liệu phụ theo công thức 24% đậu tương; 34% bột Whey protein; 22,7% maltodextrin; 16% đường saccharose; 2,2% canxicacbonat; 1,1% vitamin D3; 0,3% hương vani. Sản phẩm có hàm lượng protein, glucid, lipid, canxi và Vitamin D trong 100g thành phẩm lần lượt là 41g; 47,2g; 5,7g; 870mg và 920 IU và có chất lượng cảm quan tốt.

Tạp chí Dinh dưỡng & thực phẩm- Tập 11- số 4 - Tháng 09 năm 2015
Hiệu quả của bánh Bích quy có bổ sung Ergosterol giàu Vitamin D2 đến tình trạng dinh dưỡng và một số chỉ tiêu sinh hóa trên học sinh tiểu học
Tác giả: Nguyễn Xuân Ninh, Đỗ Bảo Hoa, Nguyễn Thị Lan Phương, Lê Bạch Mai
Từ khóa: thiếu vitamin D, Vitamin D2, BMI
Tóm tắt: Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của bánh bích quy có bổ sung vitamin D2 đến tình trạng dinh dưỡng và một số chỉ tiêu sinh hóa trên học sinh tiểu học.
Chi tiết

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của bánh bích quy có bổ sung vitamin D2 đến tình trạng dinh dưỡng và một số chỉ tiêu sinh hóa trên học sinh tiểu học.

Phương pháp:
Thử nghiệm can thiệp cộng đồng ngẫu nhiên có đối chứng, mù kép. Học sinh được chia làm hai nhóm để nhận bánh bích quy có hoặc không bổ sung vitamin D2 (D2- ergosterol) trong 4 tháng (400 UI x 5 ngày/tuần). Chiều cao, cân nặng và mẫu máu được thu thập trước và sau khi kết thúc can thiệp để đánh giá mức tăng cân, cao, BMI và các chỉ số  Hb, vitamin D toàn phần và IGF-I.

Kết quả: Sau 4 tháng can thiệp, nhóm được bổ sung
vitamin D có mức gia tăng các chỉ số HAZ, BMIZ lần lượt là 0,07±0,109 và 0,26±0,29, tốt hơn có ý nghĩa (p<0,05) so với nhóm chứng (0,04±0,087 và 0,16±0,27). Tương tự, nồng độ vitamin D của nhóm được bổ sung D2 (26,1±6,4ng/ml) cũng cao hơn có ý nghĩa (p<0,001) so với nhóm chứng (21,5±3,5ng/ml). Tỷ lệ thiếu và thấp vitamin D của nhóm can thiệp (22,6% và 7,5%) cũng thấp hơn có ý nghĩa so với nhóm chứng (59,8% và 19,9%) sau 4 tháng can thiệp.

Kết luận:
Bổ sung D2 qua bánh bích quy trong thời gian 4 tháng đã cải thiện rõ rệt các chỉ số nhân trắc (HAZ, BMIZ), và tình trạng
vitamin D ở học sinh tiểu học.


Tạp chí Dinh dưỡng & thực phẩm - Tập 10 - số 4 - Tháng 11 năm 2014
Hiệu quả bổ sung bánh quy giàu sắt, kẽm lên tình trạng dinh dưỡng và vi chất ở trẻ em 3-5 tuổi tại xã EaHiu, huyện Krông Pách, tỉnh Đắk Lắk
Tác giả: Đặng Oanh, Nguyễn Thị Thùy, Nguyễn Xuân Ninh và cs
Từ khóa: tình trạng dinh dưỡng, trẻ em, bánh quy, bổ sung sắt kẽm
Tóm tắt: Với mục đích nghiên cứu hiệu quả cải thiện tình trạng dinh dưỡng của trẻ em bằng bánh quy có bổ sung sắt, kẽm, nghiên cứu được tiến hành tại trường mầm non Bình Minh, xã EaHiu, huyện... Chi tiết

Với mục đích nghiên cứu hiệu quả cải thiện tình trạng dinh dưỡng của trẻ em bằng bánh quy có bổ sung sắt, kẽm, nghiên cứu được tiến hành tại trường mầm non Bình Minh, xã EaHiu, huyện Krông Pách, tỉnh Đắk Lắk năm 2009. Đối tượng nghiên cứu được chia ngẫu nhiên thành 2 nhóm: nhóm can thiệp bằng bánh quy có bổ sung sắt, kẽm và nhóm chứng. Thời gian can thiệp là 85 ngày.

Đối tượng nghiên cứu được cân, đo, đánh giá tình trạng dinh dưỡng (WAZ-score và HAZ-score), xét nghiệm hemoglobin, ferritin huyết thanh, kẽm huyết thanh trước và sau can thiệp.

Kết quả
: 100% trẻ chấp nhận sử dụng bánh. Chỉ số WAZ-score và HAZ-score không thay đổi sau can thiệp ở cả hai nhóm. Hàm lượng trung bình hemoglobin tăng 1,577
±1,714mg/dL (tăng có ý nghĩa từ 11,360±1,192mg/dL trước can thiệp lên 12,937±1,834mg/dL sau can thiệp); hàm lượng trung bình ferritin huyết thanh tăng 15,555±28,372mg/L (tăng có ý nghĩa từ 50,680±34,862mg/L trước can thiệp lên 66,235±42,479mg/L sau can thiệp); hàm lượng trung bình kẽm huyết thanh tăng 1,366±1,520mmol/L (tăng có ý nghĩa từ 9,040 ± 2,95 mmol/L trước can thiệp lên 10,138±1,686mmol/L sau can thiệp).


Tạp chí Dinh dưỡng & thực phẩm - Tập 10 - số 3 - Tháng 9 năm 2014
Tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi và thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ em dưới 2 tuổi ở vùng núi phía Bắc và Tây nguyên
Tác giả: Trần Thành Đô, Nguyễn Văn Khang, Nguyễn Lân, Lê Danh Tuyên, Nguyễn Viết Luân, Lê Thị Hợp
Từ khóa: SDD, thấp còi, nhẹ cân, thiếu máu, thiếu máu thiếu sắt, thiếu kẽm
Tóm tắt: Mục tiêu: Đánh giá thực trạng SDD thấp còi và thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ em dưới 2 tuổi tại Vùng núi phía Bắc và Tây Nguyên.
Chi tiết

Mục tiêu: Đánh giá thực trạng SDD thấp còi và thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ em dưới 2 tuổi tại Vùng núi phía Bắc và Tây Nguyên.

Phương pháp: Nghiên cứu bệnh chứng tại cộng đồng được thực hiện trên 600 trẻ dưới 2 tuổi bao gồm nhóm bệnh (thấp còi) và nhóm chứng (trẻ không thấp còi) tại 4 tỉnh khó khăn (Lào Cai và Lai Châu của  vùng núi phía Bắc; Gia Lai và Kontum của Tây Nguyên). Toàn bộ trẻ dưới 2 tuổi tại địa bàn nghiên cứu được đo cân nặng và chiều cao để sàng lọc và đưa vào nhóm nghiên cứu.

Kết quả: Tỷ lệ trẻ <2 tuổi SDD thấp còi rất cao (
41,3%), trong đó trẻ trai có tỷ lệ thấp còi cao hơn trẻ gái khoảng 3% (p<0,05) và tỷ lệ này tăng nhanh theo nhóm tuổi từ 22% ở nhóm 0-5 tháng đến 62% ở nhóm 18-23 tháng (p<0,01). Tỷ lệ trẻ < 2 tuổi SDD nhẹ cân là 24,8%, trong đó trẻ trai có tỷ lệ SDD nhẹ cân cao hơn có ý nghĩa thống kê so với bé gái với p<0,01 (29,1% so với 19,9%) và tỷ lệ này tăng dần theo nhóm tuổi từ 15% ở nhóm 0-5 tháng đến 32% ở nhóm 18-23 tháng. Tỷ lệ thiếu máu ở trẻ <2 tuổi rất cao (58,6%) và tỷ lệ này giảm dần theo tuổi, cao nhất ở nhóm trẻ 0-5 tháng tuổi (75%) và thấp nhất ở nhóm trẻ từ 18-23 tháng (41,6%) với p<0,01. Tỷ lệ trẻ thiếu máu do thiếu sắt là 33,9%, trong đó trẻ trai bị thiếu máu cao hơn so với trẻ gái (39,9% và 26,6%), tỷ lệ dự trữ sắt cạn kiệt chung là 36,6%, trong đó bé trai cao gần gấp đôi bé gái (44,8% so với 27,8%) và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p< 0,05. Tỷ lệ thiếu kẽm là 49,5%, tuy nhiên không có sự khác biệt theo nhóm trẻ và giới (p>0,05) và nhóm trẻ 6-11 tháng có tỷ lệ thiếu kẽm cao nhất (52,9%).

Kết luận:
Thấp còi, thiếu máu, thiếu kẽm là vấn đề có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng ở trẻ dưới 2 tuổi tại địa bàn nghiên cứu.


                                                                             Tạp chí Dinh dưỡng & thực phẩm - Tập 10 - số 3 - Tháng 9 năm 2014

Hiệu quả của bổ sung đa vi chất dinh dưỡng đối với cải thiện tình trạng dinh dưỡng của phụ nữ mang thai tại huyện Yên Thế, Bắc Giang
Tác giả: Trần Thị Lụa, Trần Thị Giáng Hương, Lê Thị Hợp
Từ khóa: can thiệp, đa vi chất, sắt/folic, phụ nữ có thai, cân nặng bà mẹ, hàm lượng Hb
Tóm tắt: Nghiên cứu thử nghiệm can thiệp cộng đồng có đối chứng được thực hiện trên phụ nữ mang thai 8-12 tuần tuổi nhằm đánh giá hiệu quả của bổ sung đa vi chất (ĐVC) dinh dưỡng đối với cải... Chi tiết

Nghiên cứu thử nghiệm can thiệp cộng đồng có đối chứng được thực hiện trên phụ nữ mang thai 8-12 tuần tuổi nhằm đánh giá hiệu quả của bổ sung đa vi chất (ĐVC) dinh dưỡng đối với cải thiện tình trạng dinh dưỡng (mức tăng cân và thiếu máu dinh dưỡng) của bà mẹ trong thời kỳ mang thai.

Phương pháp:
Nhóm can thiệp: được uống bổ sung  hàng ngày 1 viên ĐVC từ khi tuyển vào nghiên cứu cho đến 1 tháng sau sinh; Nhóm chứng: được uống bổ sung hàng ngày 1 viên sắt axit folic từ khi tuyển vào nghiên cứu cho đến 1 tháng sau sinh.

Kết quả: Ở nhóm uống sắt-folic, cân nặng của bà mẹ ở tuần thai 36 tăng trung bình 8,2kg và bà mẹ nhóm uống đa vi chất tăng trung bình 8,6kg so với khi tuyển vào nghiên cứu. Ở hầu hết các thời điểm 12, 24 & 36 tuần của thai kỳ, mức tăng cân của bà mẹ nhóm bổ sung ĐVC đều có xu hướng cao hơn so với nhóm bổ sung sắt-folic chưa có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Hàm lượng Hb trung bình của bà mẹ nhóm uống ĐVC
ở tuần thai 36 cao hơn có ý nghĩa (p<0,05) so với hàm lượng Hb trung bình của bà mẹ nhóm uống sắt-folic.


Tạp chí Dinh dưỡng & thực phẩm - Tập 10 - số 3 - Năm 2014
Nghiên cứu công thức-bổ sung iốt vào hạt nêm, góp phần cải thiện tình trạng thiếu hụt iốt trong cộng đồng
Tác giả: Tạ Thị Lan, Đỗ Thị Ngọc Diệp, Trần Bích Vân, Phạm Ngọc Oanh, Vũ Tiến Dũng và cộng sự
Từ khóa: thiếu iốt, hạt nêm bổ sung iốt
Tóm tắt: Hiện nay người dân sử dụng rất nhiều các loại gia vị mặn khác ngoài muối để chế biến thức ăn như hạt nêm không có iốt, là một trong những nguyên nhân khiến cho tình trạng thiếu hụt iốt gia... Chi tiết

Tóm tắt tiếng Việt

Hiện nay người dân sử dụng rất nhiều các loại gia vị mặn khác ngoài muối để chế biến thức ăn như hạt nêm không có iốt, là một trong những nguyên nhân khiến cho tình trạng thiếu hụt iốt gia tăng. 

Mục tiêu
: thiết kế công thức và xây dựng qui trình sản xuất hạt nêm có bổ sung iốt. 

Kết quả
: đề tài đã nghiên cứu trên một số công thức thí nghiệm khác nhau và nhận thấy công thức bổ sung 10g KIO3/100kg nguyên liệu (tương đương 59,3mg iốt/kg hạt nêm) trộn với tỉ lệ dung dịch phun sương 3,3%, thời gian trộn 3 phút và nhiệt độ máy sấy tại khu vực đầu vào, trung tâm, đầu ra tương ứng là 600C - 900C - 60 0C trong thời gian 10 phút đảm bảo chất lượng về cảm quan, độ ẩm, hàm lượng iốt và chỉ tiêu vi sinh. 

Kết luận
: Nghiên cứu thành công công thức và qui trình sản xuất hạt nêm có bổ sung iốt góp phần cải thiện tình trạng thiếu iốt trong cộng đồng.

Tạp chí Dinh dưỡng & thực phẩm - Tập 10 - số 2 - Tháng 7 năm 2014