II. CÁC ĐỐI TƯỢNG NGUY CƠ, CHẨN ĐOÁN THIẾU I-ỐT
2.1. Các đối tượng có nguy cơ cao bị thiếu I-ốt:
Tất cả mọi người dân, mọi lứa tuổi đều có thể bị thiếu I ốt nhưng các đối tượng có nguy cơ cao hơn gồm có trẻ em, phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
2.2. Chẩn đoán bướu cổ và tình trạng rối loạn do thiếu I ốt
2.2.1. Chẩn đoán bướu cổ lâm sàng:
Độ 0 (không có bướu cổ): Không sờ thấy, không nhìn thấy tuyến giáp hoặc sờ thấy tuyến giáp nhưng mỗi thùy bên của tuyến giáp có kích thước nhỏ hơn đốt cùng ngón tay cái người được khám.
Độ 1 (bướu cổ sờ thấy): Sờ thấy tuyến giáp, mỗi thùy bên của tuyến giáp có kích thước lớn hơn đốt cùng ngón tay cái của người được khám, không nhìn thấy tuyến giáp khi cổ ở tư thế bình thường, khi ngửa cổ tối đa có thể nhìn thấy tuyến giáp di động lên trên khi bệnh nhân nuốt. Bướu cổ độ 1 bao gồm bướu cổ 1a và 1b như phân loại trước đây.
Độ 2 (bướu cổ nhìn thấy): Tuyến giáp to, nhìn thấy được khi cổ ở tư thế bình thường. Bướu cổ độ 2 bao gồm bướu cổ độ 2 và độ 3 theo phân loại trước đây.
2.2.2. Chẩn đoán các rối loạn trí tuệ do thiếu I ốt:
Thiểu năng tuyến giáp sơ sinh xác định khi trẻ mới sinh đến 4 tháng: Khó bú, khó nuốt, ít cử động, cơ nhẽo, rốn lồi, thóp rộng, lưỡi dầy, tóc mọc thưa.
Bệnh đần độn: Trẻ ít hoặc hầu như không giao tiếp được với cộng đồng, thường có vẻ mặt ngớ ngẩn, hành vi bất thường như khóc cười vô cớ, chân bước lòng khòng, thường kèm theo khuyết tật: nói ngọng, nghễnh ngãng, mắt lác, liệt hai chân..
Thiểu năng tuyến giáp ở trẻ nhỏ: Trẻ chậm phát triển trí tuệ, chậm chạp, hay ngủ nhiều, hay quên, học kém.
2.3 Chẩn đoán bướu cổ bằng siêu âm:
Tỷ lệ bướu cổ tính theo thể tích tuyến giáp đo bằng siêu âm được tính theo công thức sau:
Thể tích 1 thùy tuyến giáp = chiều dài x chiều rộng x chiều dầy x 0,479.
Thể tích tuyến giáp bằng tổng thể tích 2 thùy phải và trái. Người có thể tích tuyến giáp vượt quá giới hạn bình thường thì được xác định mắc bệnh bướu cổ.
Tuổi
| 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13
| 14 | 15 |
Thể tích tuyến giáp bình thường
| 3,5
| 4
| 4,5
| 5
| 6
| 7
| 8
| 9 | 10,5
| 12
|
Chẩn đoán bướu cổ bằng BSA
Là phương pháp so sánh thể tích tuyến giáp với diện tích da như sau:
BSA (m2) = chiều cao (m) x cân nặng (kg) x 0,425 x 71.84 x10-4
2. 4. Tiêu chuẩn đánh giá dịch tễ học mức thiếu hụt Iốt qua mức trung vị Iốt niệu trung vị.
Giá trị trung vị I-ốt niệu
| Mức độ thiếu hụt I-ốt
|
<2,0 | Thiếu I-ốt mức độ nặng
|
2,0 - 4,9
| Thiếu I-ốt mức độ trung bình
|
5,0 - 9,9
| Thiếu I-ốt mức độ nhẹ
|
≥ 10,0 | Đủ I-ốt
|
2. 5 Điều tra dịch tễ học về mức độ thiếu I ốt và tiêu chuẩn đánh giá mức độ thiếu I ốt dựa trên tỷ lệ bướu cổ lứa tuổi học sinh:
| Rối loạn do thiếu I-ốt
| Rối loạn do thiếu I-ốt mức độ trung bình
| Rối loạn do thiếu I-ốt mức độ nặng
|
Tỷ lệ bướu cổ
| 5 - 19,9%
| 20 - 29,9%
| >= 30%
|
2. 6 Các chỉ tiêu cơ sở thanh toán tình trạng các rối loạn do thiếu I ốt
- Tỷ lệ hộ gia đình dùng muối I ốt/chế phẩm có I ốt đủ tiêu chuẩn phòng bệnh ≥ 90%.
- Mức trung vị I ốt niệu ≥10 mcg/dl.
- Tỷ lệ bướu cổ học sinh 8 - 10 tuổi <10%.
Nguồn: Trích từ cuốn Chăm sóc Dinh dưỡng bà mẹ & trẻ em - Viện Dinh dưỡng
Tham khảo thêm: Sách Vi chất dinh dưỡng & sức khỏe