Nguyên nhân còi xương do thiếu vitamin D
Quay lại Bản in Yahoo

Thiếu vitamin D có tính toàn cầu và ở mọi lứa tuổi, ước tính có khoảng trên 1 tỉ người bị thiếu vitamin D trên thế giới. Thiếu vitamin D gây bệnh còi xương ở trẻ em (thường gặp dưới 2 tuổi).

Ở Việt Nam, thiếu vitamin D khoảng 20-40%, trong đó thiếu nặng 8,9%. Theo bệnh viện Nhi Trung ương có khoảng 10% trẻ em đến khám bị còi xương (35% trẻ dưới 3 tuổi). Tại Khoa khám tư vấn dinh dưỡng trẻ em, Viện Dinh dưỡng quốc gia, trẻ đến khám có chẩn đoán còi xương có tỷ lệ cao hơn nhiều: năm 2003 là 65,8%, năm 2014 là 39,1% (chủ yếu trẻ dưới 2 tuổi).

Trẻ bị còi xương do thiếu vitamin D ảnh hưởng khá nặng tới sức khỏe lâu dài và vĩnh viễn: chậm phát triển xương, vận động, di chứng phát triển xương, răng, là yếu tố góp phần gây chậm phát triển chiều cao...

Thiếu ánh sáng mặt trời:

- Nhà ở chật chội, tập quán kiêng khem trẻ không được tắm nắng.

- Môi trường và thời tiết: Trẻ sinh vào mùa đông cường độ ánh sáng mặt trời giảm, vùng núi cao nhiều sương mù, vùng công nghiệp nhiều bụi…

• Chế độ ăn:

- Thiếu sữa mẹ, nuôi con bằng sữa bò.

- Trẻ ăn bột quá nhiều, ăn thực phẩm nghèo canxi, vitamin D và một số vitamin, khoáng chất khác, ăn ít dầu mỡ nên không hấp thu được vitamin D.

- Chế độ ăn thiếu vitamin D và không được uống phòng vitamin D...

• Các yếu tố nguy cơ:

- Tuổi: bệnh còi xương hay gặp nhất ở trẻ (dưới 1 tuổi là tuổi mà hệ xương phát triển mạnh nhất).

- Trẻ đẻ non, đẻ thấp cân: do sự tích lũy trong thời kỳ bào thai thấp, do tốc độ phát triển của trẻ nhanh. Do bệnh tật: Các bệnh nhiễm khuẩn, rối loạn hệ tiêu hóa kéo dài gây kém hấp thu, tắc mật, viêm gan.

- Mẹ bị thiếu vitamin D trong thời kỳ có thai và cho con bú.


Trẻ còn làn da sậm mãu cũng dễ bị còi xương hơn 

- Màu da: tình trạng của sắc tố da cũng ảnh hưởng đến sự bức xạ của tia cực tím, người da sẫm màu dễ mắc còi xương.

TS. Phan Bích Nga - Viện Dinh dưỡng 
Cập nhật: 19/12/2021
Lượt xem: 996
Lên trên