Vitamin C với sức khỏe
Quay lại Bản in Yahoo

VitaminC có nhiều vai trò quan trọng trong cơ thể

  • Tham gia vào quá trình chuyển hóa axit nucleic, kích thích tạo thành axit desoxyri-bonucleic trong tế bào từ axit ribonucleic.

  • Giữ vai trò quan trọng trong chuyển hóa protid, cụ thể là oxy hóa nhiều axit amin thơm như Tyrozin, phenylalanin.

  • Có khả năng chống ôxy hóa: vitaminC đóng một vai trò rất quan trọng: ngăn chặn quá trình sản xuất các gốc tự do, bảo vệ axit béo không no của màng tế bào, đồng thời bảo vệ vitamin E là chất chống oxy hóa chính của màng tế bào.

  • Kích thích quá trình tổng hợp và duy trì chất tạo keo, kết quả là sức tăng đề kháng và sự khỏe mạnh của các mô: da, sụn, dây chằng, thành mạch máu (nhất là mao mạch), răng xương.

  • Tham dự vào quá trình tổng hợp một vài chất vận chuyển trung gian thần kinh như là Noradrenalin giúp duy trì khả năng tỉnh táo, chú ý và tập trung.

  • Tạo điều kiện dễ hấp thu sắt.

  • Tăng đào thải các chất kim loại độc như chì và các chất ô nhiếm khác.

  • Tạo điều kiện để tổng hợp các Cathecholamin là hoocmon tuyến thượng thận mà các hoocmon này đóng vai trò quan trọng trong stress, giúp củng cố sức lực và chống đỡ mệt mỏi.

  • Tham gia vào cơ chế miến dịch, giúp cơ thể tăng khả năng chống đỡ với vi khuẩn và virut.

  • Giảm tác dụng của histamine, một chất trung gian gây dị ứng và một vài tai biến khi mang thai (rau bong non).

  • Có khả năng chống oxy hóa và chống lại các gốc tự do là thành phần gây độc hại và làm tăng quá trình lão hóa cho cơ thể, kích thích tổng hợp chất tạo keo.

  • Có vai trò ngăn ngừa ung thư: nhiều nghiên cứu mới đây đx gợi ý rằng vitaminC có tác dụng rõ với việc hạn chế ung thư phổi, miệng, thanh quản, thực quản, dạ dày , tụy, cổ tử cung, bang quang, đại tràng, trực tràng. Hiệu quả này ít rõ hơn đối với ung thư vú, nội mạc tử cung, buồng trứng, tiền liệt tuyến (đó là các ung thư lệ thuộc hocmon).

VitaminC có vai trò phòng ngừa ung thư theo hai cơ chế.

  • Ức chế quá trình tạo thành Nitrosamin (chất gây ung thư) trong dạ dày, và trung hòa một số chất độc hại trong cơ thể.

  • Ức chế quá trình sản xuất các gốc tự do, các gốc này nểu tồn tại sẽ phá hủy hỏng gen, làm ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch.

  • Làm giảm thời gian và độ trầm trọng của cảm lạnh cũng như phần lớn các bệnh nhiễm virut (nghiên cứu mới đây cho thấy vitamin C làm chậm lại sự phát triển của virut Sida).

  • Có vai trò quan trong việc ngăn ngừa các bệnh mạn tính: bệnh tim mạch, cao huyết áp: có nhiều chất độc sinh ra khi oxy hóa protid, AND hay mỡ, Lipoprotid vận chuyển làm tăng mức độ hình thành xơ vữa động mạch, tăng nguy cơ bị cao huyết áp, giảm lưu lượng mày trong lòng mạch. Vitamin C làm hạn chế các quá trình này.

  • Có vai trò hạn chế sự nhồi máu và các tai biến mạch máu não do kìm hãm chuyển hóa cholesterol và phát triển xơ vữa động mạch Vitamin C cho phép dự trữ vitamin E lại, giữ vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa nhồi máu. Những người có nồng độ Beta-caroten và vitaminC thấp trong máu có nguy cơ bị tai biên mạch máu não cao hơn 4,2 lần so với người bình thường.


Những dấu hiệu biểu hiện thiếu VitaminC

    Khi bị thiếu vitaminC kéo dài sẽ dẫn đến bệnh Scorbut với các triệu chứng chảy máu dưới da, trong mô xương, trong khớp, viêm lợi răng dẫn đến rụng răng từ từ, đau dữ dội khớp, thiếu máu, mệt mỏi, cốt hóa xương ở trẻ em. Nếu không được điều trị sẽ dẫn đến tử vong do xuất huyết bên trong và bội nhiễm hoặc do sức đề kháng của cơ thể bị giảm. Ngày nay bệnh Scortbut chỉ còn là chuyện lịch sử. Thường chỉ gặp thiếu vitaminC với biểu hiện thiếu nhẹ như hay chảy máu lợi răng, dễ bị bầm máu (do thành mạch dễ bị vỡ) ngoài ra còn có các triệu chứng mệt mỏi, mất ngon miệng dễ bị nhiễm khuẩn, chậm liền sẹo, rối loạn quá trình tạo xương…

    Nhu cầu vitaminC của cơ thể: đó là loại vitamin mà cơ thể cần với một lượng cao tới vài chục miligam (trong khi đó những vitamin khác chỉ vài miligam hay microgram). Với liều 10mg/ngày đủ để phòng bệnh Scorbut thì liều tối ưu là con số có thể dao động từ 60-200mg tùy theo điều kiện và môi trường chung. Sau đây là những trường hợp nhu cầu vitaminC tăng lên:

-        Phụ nữ có thai

-     Trẻ em đang phát triển

-      Khi gắng sức

-        Ảnh hưởng của Stress

-        Hút thuốc lá (1 điếu thuốc lá tiêu thụ 15mg vitamin C)

-        Nhiễm khuẩn

-        Sử dụng thuốc ngừa thai

-        Đái tháo đường…

Nhu cầu vitaminC theo khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng

 

Tuổi

Nhu cầu vitamin C (mg/ngày)

1-3

35

4-6

45

7-9

55

Nam 10 - 12

65

Nam 13 - 15

75

Nam 16 - 18

80

Nữ 10 - 12

70

Nữ 13 - 15

75

Nữ 16 - 18

80

Nam 18 - 30

75

Nam 30 - 60

75

Nam > 60

75

Nữ 18 – 30

70

Nữ 30 – 60

70

Nữ > 60

70


VitaminC có nhiều ở đâu?

Thường vitaminC vó nhiều trong rau, quả, tuy nhiên hàm lượng vitaminC của rau, quả tùy thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó cơ bản nhất là đất trồng, khí hậu, loại độ chín của rau quả và cách xử lý kèm theo như bảo quản, vận chuyển, phun thuốc trừ sâu...Một số thực phẩm giàu vitamin C gồm:

Tên thực phẩm

Hàm lượng vitamin C (mg%)

Bưởi

95

Cam

40

Chanh

77

Dâu tây

60

Đu đủ chín

54

Rau ngót

185

Rau mùi tàu

177

Rau mùi ta

140

Rau giền đỏ

89

Rau mồng tơi

72

 

VitaminC tự nhiên và vitaminC dưới dạng thuốc

Dùng vitaminC tự nhiên có trong các loại rau, quả thì hiệu quả và an toàn hơn. Nhu cầu vitamin C cho mỗi người hàng ngày từ 5- 100mg. Với nhu cầu này, hàng ngày chúng ta chỉ cần ăn nhiều rau quả tươi là đủ. Trong một số trường hợp bệnh lý cần sử dụng vitaminC liều cao từ 500-1000mg/ngày phải theo chỉ định của thầy thuốc. Khi sử dụng vitaminC liều cao trong thời gian dài có nguy cơ gây sỏi thận (sỏi oxalate calxi). Dùng vitaminC theo đường tiêm có thể gây ra “sốc” rất nguy hiểm thậm chí có thể gây tử vong.

Những đặc tính của vitaminC cần lưu ý

  • VitaminC rất dễ bị oxy hóa trong không khí; khi nhiệt độ tăng cao; dưới tác dụng của ánh sáng; sự có mặt của enzym, có sự hiện diện của sắt, đồng.

  • Khi nấu thức ăn vitaminC bị phá hủy nhanh, phá hủy càng nhiều khi nấu càng lâu.

            Do vậy để tránh hao hụt vitaminC cần chọn các loại thực phẩm tươi, không bị bầm dập. Nên nhặt, gọt vỏ rồi rửa rau nguyên cả lá, củ, quả rồi mới thái; thái xong nấu ngay; nấu xong ăn ngay. Nếu phải bảo quản rau quả tươi cần để trong ngăn mát của tủ lạnh hoặc nơi tối, mát.


Theo đặc san Dinh dưỡng sức khỏe và Đời sống số 2 năm 2009
Cập nhật: 20/07/2015
Lượt xem: 12576
Lên trên